Xe máy điện chở hàng: Tất cả thông tin cần biết từ A – Z
Xe máy điện chở hàng ngày càng được ưa chuộng bởi cá nhân và doanh nghiệp nhờ chi phí vận hành thấp và thân thiện với môi trường. Trong bài viết dưới đây, OSAKAR sẽ hướng dẫn bạn những thông tin cần thiết về xe máy điện chở hàng để đảm bảo hiệu quả công việc và an toàn khi vận chuyển.
Nội dung bài đăng
1. Xe máy điện chở hàng được bao nhiêu kg?
Trả lời: Thông thường, các mẫu xe máy điện tiêu chuẩn có khả năng chịu tải từ 90 – 150kg (gồm cả người lái và hàng hóa). Nếu người lái nặng khoảng 75 kg, xe có thể chở thêm từ 15 đến 75 kg hàng hóa.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số tham khảo, bởi khả năng vận chuyển thực tế của xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Địa hình di chuyển: Khi di chuyển trên địa hình dốc, gồ ghề hoặc nhiều ổ gà, khả năng chở hàng của xe giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do động cơ phải hoạt động mạnh hơn để vượt lực cản và duy trì tốc độ, khiến xe tiêu hao nhiều năng lượng hơn và khả năng chở hàng bị giảm.
- Khung xe và chất liệu: Xe có khung sườn chắc chắn sẽ phân bổ tải trọng đều hơn, giúp xe vận hành ổn định ngay cả khi chở hàng nặng. Ngược lại, xe làm từ vật liệu kém chất lượng thường chịu lực kém, dễ cong vênh hoặc hỏng hóc khi chở hàng quá tải.
- Tình trạng pin/ắc quy thực tế: Nếu pin/ắc quy đã cũ, hiệu suất giảm sút sẽ khiến động cơ hoạt động yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc và duy trì sức kéo khi chở nặng. Từ đó, tải trọng thực tế mà xe có thể vận chuyển cũng giảm đáng kể.

2. Lưu ý quan trọng khi dùng xe máy điện để chở hàng
Khi sử dụng xe máy điện để vận chuyển hàng hóa, người dùng cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2.1. Chọn xe phù hợp với nhu cầu vận chuyển
Để phù hợp với nhu cầu vận chuyển hàng hóa thường xuyên, bạn nên chọn xe máy điện chở hàng sở hữu những đặc điểm sau:
- Kích thước xe: Nếu chủ yếu chở kiện hàng nhỏ như bưu phẩm, đồ ăn, quần áo, bạn có thể chọn xe có kích thước (Dài x Rộng) khoảng 1.7 x 0.7 m để dễ luồn lách trong đô thị. Ngược lại, nếu thường xuyên chở các kiện hàng lớn, cồng kềnh, bạn nên ưu tiên xe có khung sườn rộng, yên dài hoặc thùng chở hàng chuyên dụng phía sau.
- Tải trọng tối đa: Mỗi mẫu xe máy điện đều có giới hạn tải trọng do nhà sản xuất quy định, thường dao động từ 90 – 150kg bao gồm cả người lái. Nếu thường xuyên chở hàng nặng, bạn nên ưu tiên các dòng xe có tải trọng lớn hơn để tránh tình trạng quá tải, ảnh hưởng đến khung xe và hệ thống phanh.
- Công suất động cơ: Đối với nhu cầu chở lượng hàng nhẹ trong thành phố, động cơ từ 1.000W trở lên có thể đáp ứng tốt. Nếu thường xuyên chở hàng cồng kềnh hoặc di chuyển trên địa hình phức tạp, bạn nên chọn xe có công suất từ 1.550W trở lên.

2.2. Chằng hàng hợp lý dựa trên trọng lượng
Việc chằng buộc hàng hóa đúng cách không chỉ bảo vệ hàng mà còn đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường. Tùy vào kích thước, trọng lượng và số lượng hàng hóa thực tế, bạn có thể lựa chọn cách chằng buộc phù hợp sau để đảm bảo an toàn:
- Chở hàng nhỏ, nhẹ, số lượng nhiều: Bạn nên sắp xếp hàng hóa gọn gàng và cố định bằng dây ràng hoặc lưới chằng hàng để tránh xê dịch khi di chuyển. Tận dụng các giỏ xe hoặc thùng chuyên dụng phía sau cũng là một cách hiệu quả để giữ hàng an toàn.
- Chở hàng cồng kềnh, nhẹ: Bạn cần cố định chắc chắn vào thân xe bằng dây ràng chuyên dụng, tránh để hàng hóa lấn sang hai bên quá nhiều, gây mất cân bằng và nguy hiểm khi lái.
- Chở hàng cồng kềnh, nặng: Bạn nên đặt hàng ở vị trí trung tâm, càng thấp càng tốt để đảm bảo xe giữ thăng bằng, đặc biệt lúc vào cua. Dây buộc phải đủ chắc, siết chặt vừa phải và bạn có thể cân nhắc lắp thêm giá đỡ hoặc khung phụ trợ nếu cần thiết.
- Chở hàng thô, nặng: Bạn nên đặt hàng sát sàn, dàn đều trọng lượng để tránh áp lực dồn lên một phía gây lệch xe. Nếu hàng có cạnh sắc nhọn, nên sử dụng lớp lót như mút xốp, bìa carton hoặc tấm bảo vệ để tránh làm xe hư hại.

2.3. Giữ tốc độ phù hợp và khoảng cách an toàn
Khi di chuyển trong đô thị, bạn nên duy trì tốc độ khoảng 25 – 40 km/h để có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ. Trên những đoạn đường thoáng, bạn có thể tăng tốc lên 45 – 50 km/h nhưng cần quan sát kỹ và luôn làm chủ tay lái.
Đồng thời, bạn nên giữ khoảng cách với xe phía trước tối thiểu 2 – 3 m trong điều kiện bình thường và tăng lên 4 – 6 m khi trời mưa hoặc xe chạy với tốc độ cao.

2.4. Bảo dưỡng xe máy điện thường xuyên
Trước mỗi chuyến đi, bạn nên kiểm tra kỹ lốp xe để đảm bảo đủ áp suất, phanh hoạt động tốt và đèn tín hiệu sáng rõ. Định kỳ 2 – 3 tháng, bạn cần vệ sinh và kiểm tra tình trạng pin/ắc quy để kịp thời phát hiện tình trạng chai, phồng hoặc rò rỉ.
Bên cạnh đó, hệ thống dây điện, bộ điều khiển và động cơ cũng nên được kiểm tra định kỳ để đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn.

3. Quy định chở hàng bằng xe máy điện mới nhất 2025
Khi sử dụng xe máy điện để chở hàng, người điều khiển cần tuân thủ các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn và tránh bị xử phạt.
3.1. Quy định xếp hàng hóa trên xe máy điện
Theo khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, khi chở hàng bằng xe máy điện, người điều khiển cần tuân thủ giới hạn về kích thước hàng hóa như sau:
- Hàng hóa không được vượt quá 30 cm sang mỗi bên so với khung xe thiết kế.
- Phần hàng phía sau không được nhô ra quá 50 cm so với giá đèo hàng.
- Chiều cao tối đa cho phép khi xếp hàng, tính từ mặt đường xe chạy là 2 mét.
Bên cạnh đó, khoản 13 Điều 9 của Luật cũng cũng quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:
- Vận chuyển hàng hóa vượt quá tải trọng hoặc kích thước cho phép của xe hay giới hạn đường bộ mà chưa được cấp phép.
- Không chằng buộc hoặc chằng buộc hàng hóa không đúng quy định đối với các loại hàng cần cố định.

3.2. Mức phạt khi chở hàng cồng kềnh
Theo điểm e khoản 3 Điều 7, người điều khiển xe máy điện hoặc người ngồi trên xe có hành vi mang vác vật cồng kềnh sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi.
Trường hợp việc chở hàng quá cỡ gây ra tai nạn giao thông, người vi phạm sẽ đối mặt với mức xử phạt nghiêm khắc hơn, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, đồng thời có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung theo đúng quy định hiện hành.

4. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là giải đáp nhanh các thắc mắc phổ biến khi sử dụng xe máy điện để chở hàng:
1 – Làm thế nào để xe chở nặng bền hơn?
Để xe vận hành bền bỉ khi chở hàng nặng, bạn nên chọn dòng xe máy điện có tải trọng phù hợp, kiểm tra định kỳ phanh, lốp và đảm bảo pin/ắc quy luôn ở trạng thái tốt nhất. Đồng thời, bạn cần phân bổ trọng tải đều trên xe, tránh tập trung hết vào 1 khu vực gây ảnh hưởng đến độ bền của khung và động cơ.
2 – Những vật dụng nào thường dùng hỗ trợ chằng buộc khi chở hàng?
Dây ràng hàng, dây đai có móc khóa, bạt che hoặc khung giá đỡ là những vật dụng quan trọng giúp cố định hàng hóa chắc chắn hơn khi di chuyển. Việc sử dụng đúng dụng cụ giúp bảo vệ hàng hóa ổn định và đảm bảo an toàn cho người điều khiển trên suốt hành trình.
3 – Xe máy điện chở hàng nào được ưa chuộng hiện nay?
Hiện nay, xe máy điện từ thương hiệu OSAKAR và Selex đang được ưa chuộng nhờ sở hữu trọng tải ấn tượng và động cơ mạnh mẽ, phù hợp với nhu cầu chở hàng. Một số mẫu xe máy điện nổi bật bao gồm:
- Xe máy điện OSAKAR Rova: Mẫu xe có công suất lên đến 1.580W, chịu được tải trọng 130kg nên an toàn và ổn định cả khi chở hàng nặng. Đặc biệt, móc treo đồ tiện lợi, yên xe rộng cùng khung kim loại chắc chắn giúp việc sắp xếp hàng trở nên dễ dàng.
- Xe máy điện Selex Camel 1: Mẫu xe có công suất 2.250W và khả năng tải trọng lên đến 250kg. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai thường xuyên vận chuyển hàng hóa nặng hoặc cồng kềnh, đảm bảo xe vận hành ổn định.
- Xe máy điện OSAKAR Nispa Vera: Mẫu xe có thể đạt tốc độ tối đa 46km/h và được trang bị giảm xóc Eagle cao cấp giúp xe vận hành êm ái khi đi qua các đoạn đường gồ ghề. Phương tiện chịu tải trọng đến 130kg và có công suất 1.580W, phù hợp cho nhiều loại hình vận chuyển khác nhau.
- Xe máy điện Selex Camel 2: Được nâng cấp từ phiên bản Camel 1, Selex Camel 2 sở hữu công suất mạnh mẽ lên đến 2.500W và tải trọng tối đa khoảng 225 – 250 kg, phù hợp vận tải chuyên nghiệp và chở nặng thường xuyên.

Lựa chọn xe máy điện chở hàng phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận hành mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận chuyển hàng hóa hàng ngày. Việc tuân thủ các quy định về tải trọng và cách thức chở hàng sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro không đáng có trên đường.
Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu cung cấp các dòng xe máy điện chở hàng chất lượng cao cùng dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, OSAKAR luôn sẵn sàng đồng hành và mang đến giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn.
OSAKAR tự hào là thương hiệu xe điện Việt Nam chất lượng cao với hơn 20 năm kinh nghiệm. Được thành lập với sứ mệnh mang đến giải pháp di chuyển xanh - thời trang - hiện đại, OSAKAR không ngừng cải tiến và phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường, giúp người dùng tiết kiệm chi phí và tự tin thể hiện phong cách.
Nhanh tay theo dõi OSAKAR - Xe điện thế hệ mới để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến xe đạp điện, xe máy điện, xe 50cc tại các kênh sau!